la galaxy

Theo đó, kỳ thitốt nghiệp THPTtừ năm 2025 có 2 m&oci sextop1

【sextop1】Chốt thi tốt nghiệp THPT 4 môn, sớm công bố định dạng đề thi

TheốtthitốtnghiệpTHPTmônsớmcôngbốđịnhdạngđềsextop1o đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có 2 môn bắt buộc và 2 môn thí sinh (TS) được lựa chọn. TS sẽ thi ngữ văn, toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

CHỈ ĐƯỢC CHỌN TRONG SỐ CÁC MÔN HỌC Ở LỚP 12

Cuối giờ chiều qua (29.11), Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Chốt thi tốt nghiệp THPT 4 môn, sớm công bố định dạng đề thi - Ảnh 1.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thi sẽ chính thức áp dụng đối với học sinh đang học lớp 11 năm nay cho kỳ thi vào năm 2025

ĐÀO NGỌC THẠCH

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc Bộ GD-ĐT có cho phép TS lựa chọn nhiều hơn 4 môn thi mà Bộ GD-ĐT quy định, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, cho biết về nguyên tắc tổ chức thi với mô hình hiện nay chưa cho phép thực hiện điều ấy. Bởi vì có 36 tổ hợp lựa chọn khác nhau khi lựa chọn 2 trong số 9 môn.

Như vậy, theo ông Hà, nếu cho phép lựa chọn môn thứ ba thì sẽ xảy ra trùng lặp. Cũng theo ông Hà, nếu các em lựa chọn quá nhiều môn thi trong khi cũng chỉ xét tuyển một ngành nghề, sẽ dẫn tới tình huống cùng một khoa, một ngành mà xét tuyển nhiều tổ hợp khác nhau, không đảm bảo nguyên tắc công bằng nếu so điểm số của 2 tổ hợp. Do vậy, việc chỉ thi 4 môn với mỗi TS, trước mắt, ông Hà cho rằng sẽ giúp tiết kiệm cho cả xã hội, trong đó có học sinh (HS), phụ huynh, bao gồm cả tiết kiệm thời gian công sức.

Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu, áp dụng phương pháp khảo thí hiện đại để tránh độ lệch điểm quá lớn giữa một số môn, chẳng hạn một số môn trong nhóm khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.


Ông NGUYỄN NGỌC HÀ (Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT)

Với câu hỏi TS có được lựa chọn môn thi khác với môn học ở THPT hay không, nếu trong quá trình học các em đổi môn học lựa chọn thì khi thi sẽ thế nào, ông Hà cho biết việc xây dựng phương án thi phải bám sát vào các quy định về dạy và học. Bộ GD-ĐT cho phép các em được chuyển môn học lựa chọn trong quá trình học THPT nên việc lựa chọn môn thi cũng tương ứng. "Dù thay đổi môn học lựa chọn ở lớp 10, lớp 11 như thế nào nhưng môn các em lựa chọn đăng ký dự thi phải là môn mà các em học ở lớp 12. Điều này còn giúp thực hiện một mục đích rất quan trọng là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để đánh giá ngược lại quá trình dạy và học, có giải pháp phù hợp", ông Hà nói.

'HÉ LỘ' VỀ ĐỊNH DẠNG ĐỀ THI TỪ NĂM 2025

Về đề thi, ông Nguyễn Ngọc Hà khẳng định, định dạng đề thi mới sẽ khắc phục được một số vấn đề, trong đó cần cân đối độ tin cậy, thậm chí giữa các môn học khác nhau. "Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu, áp dụng phương pháp khảo thí hiện đại để tránh độ lệch điểm quá lớn giữa một số môn, chẳng hạn một số môn trong nhóm khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội", ông Hà nói.

Chốt thi tốt nghiệp THPT 4 môn, sớm công bố định dạng đề thi - Ảnh 3.

MINH TƯỞNG

Về việc xây dựng ngân hàng đề thi, Bộ GD-ĐT cho biết ngay trong tháng 11, Bộ có cuộc tập huấn đầu tiên cho khoảng hơn 3.000 giáo viên của tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cho 63 sở GD-ĐT trên cả nước và một số cơ sở giáo dục ĐH có tham gia nhiều trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hơn 3.000 giáo viên này sẽ là lực lượng nòng cốt giúp thay đổi xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.

Trả lời Thanh Niên về những hạn chế trong cách thức thi trắc nghiệm như đã thực hiện hơn 10 năm qua, đặc biệt với môn toán, ông Nguyễn Ngọc Hà tiết lộ trong đợt công tác và nghiên cứu vừa qua có phát triển một số định dạng mới. "Với định dạng mới này, chúng ta sẽ khắc phục được sự hạn chế trong không gian tư duy của môn toán. Trước đây chỉ bó vào lựa chọn một trong 4 phương án, còn giờ chúng ta đang nghiên cứu để phát triển định dạng cho phép tăng thêm sự tự do trong tư duy của TS. Nếu kết quả nghiên cứu, thử nghiệm tốt thì sẽ được công bố với toàn xã hội", ông Hà nói.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, thi trắc nghiệm có mặt hạn chế. Nhưng hiện nay có những chuyên gia trước đây rất không đồng tình với hình thức thi trắc nghiệm, đặc biệt là với môn toán, bây giờ lại thống nhất rất cao, với giải pháp xây dựng thiết kế đề thi với các câu hỏi mang tính tư duy logic, suy luận.

"Đấy là chúng ta xử lý về mặt chuyên môn. Còn ở đâu đó giáo viên, HS dạy học theo kiểu làm mẹo, trả lời mẹo thì Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các sở quá trình dạy học khắc phục mặt này. Cũng như giảm môn bắt buộc, tăng môn tự chọn, chúng ta chuyển giáo dục bấy lâu nay nặng về ứng thí (học để thi, có thi mới học) sang một nền giáo dục thực học, thực dạy, thực nghề, thực nghiệp", Thứ trưởng Thưởng nói.

TS TRƯỢT TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 THI LẠI THẾ NÀO?

Nhiều phóng viên cũng quan tâm tới tình huống những HS trượt tốt nghiệp trong kỳ thi năm 2024, trong khi các em là lứa HS cuối cùng học theo chương trình cũ, năm 2025 là kỳ thi dành cho HS học chương trình mới.

Ông Nguyễn Ngọc Hà khẳng định: "Các em học theo chương trình nào thì thi theo chương trình đó. Đây là nguyên tắc tổng quát. Với các em này, chúng ta có thể tính toán tổ chức thi sau năm 2024, đảm bảo nội dung thi, phương thức thi, theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, kể cả về cấu trúc và định dạng".

Thi 2 môn tự chọn tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ ít lựa chọn thi tiếng Anh

Liên quan đến việc xét tuyển ĐH với những trường hợp TS này, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết quy chế tuyển sinh được giữ ổn định trong 2 năm qua, trong đó đưa ra nguyên tắc chung (những yêu cầu cơ bản) trong việc các trường ĐH tổ chức xét tuyển mà không phụ thuộc vào nội dung hay hình thức thi tốt nghiệp THPT. Dù kỳ thi được tổ chức như thế nào thì các trường vẫn phải đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển, tuyển sinh được đối tượng đầu vào phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo. Như vậy, các em dù tham gia kỳ thi nào, nội dung thi như thế nào thì vẫn được xét tuyển một cách công bằng. 

Minh họa định dạng đề thi sẽ công bố trong quý 4

Phó cục trưởng Nguyễn Ngọc Hà cho biết đề minh họa cho chương trình giáo dục phổ thông mới, về nguyên tắc bao giờ HS phải học đến lớp 12 mới công bố. Tuy nhiên, theo ông Hà, vì điều này quan trọng và mang tính dẫn đường cho việc dạy của giáo viên và việc học của HS nên lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định ngay sau khi thử nghiệm định dạng và cấu trúc đề thi sẽ công bố minh họa định dạng và cấu trúc, mô phỏng theo hướng cấu trúc đề thi 2025, mặc dù chất liệu, nội dung có thể sử dụng của lớp 10, lớp 11. "Nhìn vào minh họa đó, chúng ta sẽ biết cách thức đánh giá mới sẽ như thế nào, năng lực nào cần quan tâm và hàm lượng khoảng bao nhiêu. Dự kiến định dạng, cấu trúc minh họa ấy sẽ được công bố trong quý 4 này", ông Hà cho biết.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap